Inbound marketing là thuật ngữ quen thuật được sử dụng rộng rãi trên lĩnh vực kinh doanh. Vậy, thuật ngữ ngữ Inbound marketing là gì? Inbound marketing có điểm gì khác biệt so với Outbound marketing? Hãy cùng với Tài tìm hiểu ngay dưới đây bạn nhé!
Inbound marketing là gì?
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ việc tạo ra các trải nghiệm có giá trị dành cho khách hàng/người tiêu dùng. Từ đó, tác động tích cực trở lại công việc kinh doanh của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị.
Hiểu một cách đơn giản thì Inbound marketing là thỏi nam châm, thu hút và lôi kéo khách về phía đơn vị kinh doanh tự nhiên nhất. Thông qua việc cung cấp các giá trị mà khách hàng đang mong muốn được tìm thấy.
Mô hình Inbound marketing hoạt động dựa trên các hoạt động sau:
- Tiến hành xây dựng nội dung chất lượng, thu hút và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng.
- “Nuôi dưỡng” đối tượng khách hàng tiềm năng để tạo tập khách hàng mua trung thành.
- Không có spam và làm phiền khách hàng một cách cưỡng ép.
- Đảm bảo các thông tin mà khách hàng nhận được là bởi họ muốn được nhận.
Điểm cốt lõi của mô hình Inbound marketing chính là sự khởi đầu từ chất lượng nội dung. Nội dung giúp người dùng thỏa mãn từ đó biến họ trở thành đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua chuỗi các công đoạn tiếp thị.
So sánh Inbound marketing và Outbound marketing
Outbound marketing và Inbound marketing là hai phương thức kinh doanh được các đơn vị sử dụng để quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình tới khách hàng. Vậy, Outbound marketing và Inbound marketing có điểm gì khác biệt? Phương thức marketing nào đang được ưu tiên sử dụng trên thị trường hiện nay?
Về chi phí thực hiện
Outbound marketing và Inbound marketing có điểm khác biệt rõ ràng nhất mà người làm kinh doanh có thể nhận ra đó chính là chi phí thực hiện. Thực tế, chi phí và kỹ thuật thực hiện Outbound marketing đang nhận được ít và kém hiệu quả hơn so với thời gian bỏ ra. Lý do là bởi:
Mỗi ngày, con người nhận được hơn 2000 thông điệp quảng cáo gửi đi. Để không bị làm phiền, họ sẽ phải tìm và sáng tạo ra nhiều cách để ngăn chặn các thông điệp “rác” đó. Đó là: Lọc thư rác, xóa số điện thoại,….
Mặt khác, chi phí dành cho giới thiệu sản phẩm, tin tức bằng công cụ internet sẽ thấp hơn nhiều so với việc thực hiện các buổi triển lãm thương mại hoặc hội thảo. Do đó, các doanh nghiệp đã quyết định chọn thời điểm “vàng” này để chuyển đổi từ Outbound marketing sang Inbound marketing.
Về kỹ thuật
Outbound marketing và Inbound marketing có nhiều điểm khác nhau về kỹ thuật thực hiện. Outbound marketing sẽ bỏ ra một số tiền lớn để làm tiếp thị, mất một khoảng thời gian dài để gửi thông điệp tới người đang cố gắng để chặn thông điệp đó. Trong khi đó, sử dụng Inbound marketing, nhà quản lý sẽ thấy được khách hàng đang nghiên cứu và có mong muốn sở hữu sản phẩm mà đơn vị bạn đang cung cấp.
Dĩ nhiên, để làm được điều trên, Inbound marketing sẽ phải lên kế hoạch xây dựng trang web để thu hút khách hàng một cách tự nhiên. Thông qua một số kỹ thuật cơ bản như: SEO, Blog, mạng xã hội (zalo, instagram, facebook,…).
Trên thị trường kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp đang dành khoảng 90% nỗ lực để tiếp thị thông điệp ra bên ngoài, nhưng họ chỉ thu được vỏn vẹn 10% kết quả. Trong khi đó, Inbound marketing lại ngược lại, họ thu được hiệu quả tương đương với công sức mà họ bỏ ra.
Ví dụ thực tiễn về Inbound marketing
Để hiểu hơn về chiến lược Inbound marketing, bạn nên tham khảo một vài ví dụ thực tiễn dưới đây của chúng tôi:
Starbucks
Starbucks là người sử dụng mạng xã hội đầu tiên để quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình. Đến nay, thương hiệu này tiếp tục ghi điểm trong lòng khách hàng với hình ảnh đẹp mắt.
Bên cạnh cung cấp hình ảnh đẹp mắt trên mạng xã hội, đơn vị này còn xây dựng nhiều tính năng nổi bật trên fanpage. Bao gồm: Các cuộc thi, các bài đăng công việc, ứng dụng quốc tế…
Microsoft
Microsoft cũng là đơn vị vận dụng chiến lược Inbound marketing vô cùng thành công. Điều đầu tiên thu hút khách hàng đến với thương hiệu này chính là chất lượng hình ảnh trang web sắc nét.
Trái ngược việc theo mẫu blog, các bài đăng sẽ được tùy chỉnh theo hiệu ứng cuộn Parallax và đồ họa hoạt hình. Bên cạnh thiết kế, Microsoft còn cung cấp các bài viết gợi mở về tính năng báo chí, có các nhân vật đồng cảm và liên lạc cá nhân.
Chiến lược Inbound marketing
Bạn hãy tưởng tượng rằng, quá trình marketing và bán hàng giống một chiếc phễu. Người truy cập sẽ nằm ở tầng trên của chiếc phễu, còn khách hàng hài lòng sẽ nằm ở tầng cuối chiếc phễu.
Là một người kinh doanh, mục tiêu của bạn chính là tối đa hóa số lượng truy cập website cùng số lượng khách hàng hạnh phúc cuối phễu. Và Inbound marketing sở hữu 3 chiến lược để thực hiện nhiệm vụ này. Cụ thể:
– Được tìm thấy: Bao gồm chiến lược về viết blog, SEO để thu hút lượt người truy cập website của bạn.
– Chuyển đổi: Bao gồm chiến lược về tạo landing page, nôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Từ đó, chuyển đổi lượt người truy cập website thành đối tượng khách hàng tiềm năng và khách hàng trung thành.
– Phân tích: Bao gồm các chiến thuật sử dụng để cải tiến hiệu quả của quá trình marketing. Đồng thời, tăng số lượng tập khách hàng phù hợp ở tầng trên và tầng dưới của chiếc phễu.
Tại sao doanh nghiệp cần Inbound marketing?
Không phải ngẫu nhiên Inbound marketing lại được các doanh nghiệp quan tâm và vận dụng vào quá trình vận hành bộ máy kinh doanh của mình. Lý do là bởi:
Hiệu quả cao, chi phí thấp
Khi triển khai chiến lược Inbound marketing, các doanh nghiệp sẽ được tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh. Các số liệu mà Tài thống kê dưới đây sẽ chứng minh điều này:
Chiến lược Inbound marketing giúp các đơn vị kinh doanh giảm chi phí tới 61% so với Outbound marketing. Theo HubSpot, dù doanh nghiệp B2C hoặc B2B thì Inbound marketing cũng giúp đơn vị đó tăng ROI cao gấp 3-4 lần so với Outbound marketing.
Chi phí trung bình dành cho 1 lead của chiến lược Inbound marketing rơi vào khoảng 134$. Chi phí này thấp hơn so với chi phí của chiến lược Outbound marketing là 332$.
Chiến lược Inbound marketing giúp tiết kiệm khoảng 12% chi phí dành cho mỗi lead. Đồng thời, tiết kiệm khoảng 5% chi phí dành cho mỗi khách hàng. Vào năm 2013, Hubspot khảo sát khoảng 58% marketer dùng Inbound marketing. Trong đó, 34% lead được tạo thành từ Inbound marketing.
Mang lại lợi ích vững bền theo thời gian
Inbound marketing có nhiệm vụ tạo dựng, nuôi dưỡng mối quan hệ bền vững với khách hàng và doanh nghiệp. Khách hàng khi tới Inbound marketing không chỉ là nhất thời mà là sự lâu dài, sự “chung thủy” vào doanh nghiệp.
Xây dựng nhận thức về thương hiệu
Bên cạnh doanh thu và chi phí, mục tiêu lâu dài mà các marketer hướng đến khi sử dụng Inbound marketing chính là xây dựng nhận thức về thương hiệu. Bởi thương hiệu là yếu tố quan trọng, quyết định tới sự tồn tại của một doanh nghiệp.
Inbound marketing xây dựng thương hiệu của đơn vị mình thông qua các kênh: Video, infographic, hình ảnh,….đính kèm logo thương hiệu. khách hàng sẽ dễ dàng nhận diện được thương hiệu của doanh nghiệp. Các nội dung hữu ích mà marketer cung cấp cũng khiến cho độc giả tin tưởng hơn vào doanh nghiệp. Từ đó, tác động tích cực hơn đến công việc kinh doanh.
Cung cấp thông tin đầy đủ cho khách hàng
Ưu điểm nổi bật tiếp theo giúp các doanh nghiệp lựa chọn chiến lược Inbound marketing chính là cung cấp thông tin đầy đủ cho khách hàng. Theo tổ chức Gallup khảo sát, khách hàng thường bị thu hút với các sản phẩm được truyền tải bằng video tương tác và hướng dẫn.
Toàn bộ thông tin sản phẩm được cập nhật đầy đủ, chi tiết và nhanh chóng. Khơi gợi sự tò mò và thích thú của người tiêu dùng đối với sản phẩm của các doanh nghiệp. Giúp các marketer chuyển đổi lead sang customer một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Tại sao cá nhân lại cần Inbound marketing?
Giống với các doanh nghiệp, các cá nhân khi sử dụng Inbound marketing cũng sở hữu nhiều lợi ích nổi bật sau:
“ Thả thính”
Chiến lược Inbound marketing sẽ giúp các cá nhân đưa khách hàng từ người lạ trở thành người thường xuyên theo dõi và tương tác. Lâu dần sẽ trở thành khách hàng của bạn.
Chuyển đổi
Khi bạn đã tiếp cận khách hàng thành công, bạn cần lấy thông tin của khách hàng gồm: Địa chỉ email hoặc số điện thoại cá nhân. Dĩ nhiên, để khách cung cấp thông tin liên lạc, bạn cần phải trao cho khách một giá trị nào đó. Các giá trị đó có thể là bài viết, trao đổi, tư vấn của bạn giúp giải quyết các rắc rối mà khách hàng đang gặp phải.
Tỷ lệ chuyển đổi là gì? Toàn tập và ứng dụng về tỷ lệ chuyển đổi
Bán hàng
Với chiến lược Inbound marketing, bạn đã xây dựng được tập khách hàng chất lượng. Đây cũng là thời điểm tốt để bạn biến lead đó thành khách hàng thực sự. Bạn cần phải phân tích hành vi khách hàng, từ đó chọn đúng thời điểm để thúc đẩy quá trình mua hàng với thông điệp ý nghĩa.
Nâng cao giá trị của khách hàng
Bạn không được bỏ quên khách hàng vì họ có thể là kênh truyền thông không mất phí hiệu quả của bạn. Vì thế, khi vận dụng Inbound marketing, bạn cần giữ liên lạc và tương tác thường xuyên với khách hàng. Cách làm này còn có tên gọi khác là “customer for life”.
Hình thức triển khai Inbound marketing
Chiến lược Inbound marketing được các doanh nghiệp triển khai với nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể:
– Viết Blog: Doanh nghiệp tạo ra các bài viết blog hữu ích, có khả năng giải quyết các nỗi đau của khách hàng.
– Social media marketing: Doanh nghiệp sẽ chia sẻ các bài viết chất lượng trên các kênh hồ sơ của công ty như: Facebook, LinkedIn, Zalo, Instagram,…
– Tạo nội dung nâng cao: Các nội dung nâng cao có nhiều dạng như: Ebook, White paper, các mẹo và hướng dẫn cách làm.
– Tạo email marketing: Tạo ra nội dung phù hợp để cung cấp cho khách hàng tiềm năng vào đúng thời điểm.
– Tự động hóa marketing: Nuôi dưỡng tập khách hàng tiềm năng để quảng bá các bài post ở trên blog, email, các nhóm bán hàng,…
– Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO: Hình thức này được bắt đầu bằng việc nghiên cứu từ khóa mà khách hàng đang tìm kiếm. Từ đó, doanh nghiệp sẽ triển khai các từ khóa đó ra để giải quyết các nỗi đau mà khách hàng đang gặp phải.
– Thiết kế tăng trưởng trưởng trang website: Hình thức này giúp khắc phục các khuyết điểm cũ của trang web cũ. Thiết kế hướng tăng trưởng bằng cách dựa vào dữ liệu lặp đi lặp lại, đồng thời tập trung vào người dùng.
– Content video: Theo số liệu thống kê, video chiếm tới 80% lưu lượng truy cập mạng của người tiêu dùng. Do đó, đây là thời điểm tốt nhất để các doanh nghiệp ứng dụng content video vào chiến lược Inbound marketing của bạn.
Các bước triển khai Inbound marketing đúng đắn
Dưới đây là một số bước cơ bản để các marketer triển khai Inbound marketing một cách đúng đắn và hiệu quả.
Bước 1: Vẽ ra “chân dung khách hàng”
Trên thị trường có đa dạng khách hàng, vì vậy bạn cần phải phân tích và vẽ ra chân dung khách hàng lý tưởng, phù hợp với dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp mình. Đối tượng khách hàng đó sẽ sẵn sàng chi tiền để được sở hữu sản phẩm/dịch của đơn vị bạn.
Vẽ chân dung khách hàng, bạn cần vẽ ra được tính cách và đặc điểm của khách hàng. Khách hàng có thể không tồn tại nhưng lịch trình, công việc, vấn đề họ gặp phải đều phải có thật.
Bạn phải tưởng tượng được khách hàng của mình, xem họ là ai, họ đang có vấn đề và khó khăn gì cần dịch vụ/sản phẩm của bạn giải quyết. Sau đó, bạn hãy nghĩ về các câu hỏi họ sẽ đặt ra cho bạn rồi khái quát chúng thành chân dung khách hàng lý tưởng. Mỗi một doanh nghiệp cần phải tạo ra cho mình ít nhất 2-4 chân dung khách hàng lý tưởng. Nếu bạn chưa tìm được khách hàng, bạn hãy khảo sát các khách hàng hiện tại để thấu hiểu khách hơn.
Dưới đây, Tài sẽ gợi ý một vài câu hỏi để tìm ra được chân dung khách hàng lý tưởng:
- Thuộc tính về nhân khẩu học của khách hàng.
- Công việc và kinh nghiệm làm việc của khách hàng.
- Khách hàng thường làm gì mỗi ngày? Họ có nhu cầu ra sao?
- Khách hàng đang gặp khó khăn gì?
- Mục tiêu của khách hàng trong công việc và cuộc sống là gì?
- Khách hàng đọc thông tin tại các nguồn nào?
- Khách hàng sử dụng mạng xã hội nào?
Bước 2: Tiến hành xác định đúng các từ khóa
Khi bạn đã hiểu được khách hàng lý tưởng của mình. Bạn cần xác định các từ khóa họ tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ của bạn ở trên công cụ google. Để có thêm ý tưởng tốt, bạn nên đọc lại các đặc điểm về khách hàng lý tưởng của mình. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng các công cụ như: Ubersuggest hoặc Google keyword planner.
Bước 3: Soạn ra câu hỏi mà khách hàng thắc mắc
Khi bạn đã có danh sách các từ khóa ở bước 2, hãy soạn ra cụm từ khóa cùng các câu hỏi cơ bản mà khách hàng của bạn có thể đặt ra. Để có được bộ câu hỏi chuẩn xác, bạn nên làm việc với đội ngũ bán hàng.
Đây là đội ngũ tiếp xúc thường xuyên với khách hàng và họ hiểu khách hàng đang muốn gì, cần gì. Các câu hỏi mà bạn cùng với đội ngũ bán hàng lọc ra sẽ là cơ sở vững chắc cho bạn xác định giai đoạn mua hàng ở bước 4.
Bước 4: Tiến hành xác định các giai đoạn mua hàng
Tới bước 4, chiến lược Inbound marketing dường như đã đi được nửa chặng đường. Bạn đã biết khách hàng của mình, bạn nắm được cách họ kiếm tìm thông tin ở trên mạng và họ tìm kiếm các nội dung gì.
Việc làm tiếp theo của bạn là phối hợp hài hòa 3 giai đoạn trên vào phễu mua. Bao gồm 3 phần cơ bản sau:
– Tập khách hàng ở chóp phẫu: Đây là giai đoạn khách hàng tiềm năng của các doanh nghiệp đang trong giai đoạn nghiên cứu và khảo sát.
– Tập khách hàng ở thân phễu: Đây là giai đoạn khách hàng cam kết ổn định hơn bởi họ đã tìm kiếm doanh nghiệp bạn để đưa ra quyết định cuối cùng.
– Tập khách hàng ở đáy phễu: Đây là giai đoạn khách hàng sẵn sàng mua hàng, tuy nhiên họ cần một lực đẩy để có được quyết định nhanh chóng và chuẩn xác hơn.
Bước 5: Tạo ra các nội dung tuyệt vời!
Đây là bước đóng vai trò quyết định bởi việc bạn tạo ra các nội dung hữu ích cực kỳ khó khăn. Nếu làm tốt, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn sẽ vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Bạn cần nhớ rằng, việc tạo ra nội dung hữu ích là để dành cho khách hàng ruột của bạn chứ không phải là người khác. Thực tế, có nhiều doanh nghiệp soạn theo bài viết nhưng không có sự đầu tư và không dành cho đối tượng mục tiêu rõ ràng. Kết quả là họ không kiếm được bất cứ lead nào. Vì vậy, bạn cần phải chú trọng, đầu tư vào nội dung bài viết để tạo ra sự khác biệt và tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng.
Như vậy, Tài đã chia sẻ xong một số thông tin cơ bản về Inbound marketing là gì? Điểm khác biệt giữa Outbound marketing và Inbound marketing.
titanic.vn .