Không muốn xa rời vấn đề, bài viết này dành cho những ai đang muốn thay đổi tốc độ và hiệu suất trên nền tảng Amazon EC2, là một dịch vụ của Amazon Service.
Tài nói trước luôn là khoản này bạn chỉ nên free năm đầu tiên và hãy dành thời gian phát triển website của bạn để làm tăng lưu lượng truy cập.
Vì giá của Amazon EC2 rất mắc, mắc hơn những gì Tài tưởng tượng. Gói Free của Amazon EC2 chì phù hợp với bạn nào đang có traffic tốt, hoặc muốn xài thử, không nên đem các website có thu nhập ít hơn 5 triệu tháng để host trên Amazon EC2, vì chi phí khá mắc, có tháng mình phải pay đến 25 – 30$ cho cái cấu hình RAM 1 GB – 1 CPU.
Tuy nhiên mình đánh đổi cái uptime, vì uptime của Amazon và local tại Mỹ là hầu như đạt tuyệt đối, bỏ xa mấy ông như Vultr, Linode, DO và Upcloud.
Chính vì sự ổn định đó mà Tài mới quyết định chọn AWS EC2 làm hạ tầng cho mình. Vì uptime nhiều khả năng đơn hàng của mình cũng sẽ mất, mà quan trọng 1 đơn hàng của mình có hoa hồng cao hơn nhiều so với tiền con số $25 – $30 / tháng như trên nên cũng không quan tâm lắm 😀
Nếu bạn cảm thấy chi phí như vậy chưa ổn thì sử dụng hết 1 năm rồi thì move qua lại Linode hoặc Upcloud để chạy, tuy nhiên mình khuyến khích xài Linode nếu muốn VPS có công suất mạnh. Giá thì chỉ bằng 1/5 AWS.
Bắt tay vào làm nào.
Server của bạn lúc này sẽ là
Lý do vì sao mình chọn Litespeed thì qua tấm hình này là hiểu hen
Muốn cấu hình thêm để chịu tải và chống ddos thì dùng CDN của Floudflare nhé.
#1. Đăng ký Amazon Free Tier
Đến trang chủ https://aws.amazon.com/free/
Bạn phải lưu ý điều này nhé. Chỉ tạo 1 VPS ( Instance ) thôi, tạo nhiều thì nó lại tính theo giờ và ko có free đâu 😀
Tạo tài khoản và kích hoạt như bình thường.
Chọn local mà bạn muốn tạo Instance
Tài thì chọn US thì uptime hầu như là tuyệt đối – đã nói ở trên. Chưa kể có Cloudflare đã Cache ở Việt Nam rồi nên chuyện đứt cáp và truy cập vào chậm ở thời điểm bây giờ thì ko còn đúng nữa.
#2. Tạo SSH trên AWS
Vào giao diện và chọn Action -> Import Keypair như hình
Chọn Import Keypair
Mở Puttygen lên và tạo key SSH
Copy đoạn bôi đen và cho vào lại Keypair của AWS
paste vào lại
#3. Tạo Instance
Tạo instance từ giao diện Dashboard
Sau đó bấm vào Launch Instances
Bước 1: Choose AMI
Sau đó vào AWS Marketplace
và gõ Openlitespeed như hình. Sau đó Select vào cái Image WordPress with LiteSpeed Cache (Powered OpenLiteSpeed) – theo như trong hình là Image đầu tiên.
Bảng giá mắc từ 3 – 5 lần các nền tảng Cloud Compute như Vultr, Linode, OVH, Upcloud…
Chọn tiếp: Continue
Free Tier thì chọn gói t2.micro là ổn nhất nhé.
Bước 2: Choose an Instance Type
Sau đó chọn Next: Configure Instance Details
Bước 3: Configure Instance Details
Phần này quan trọng ở số lượng Instance bạn xem check là 1 thôi nhé.
Tiếp tục: Next : Add Storage
Bước 4: Add Storage
Chọn 8GB mặc định và tiếp tục Next: Add Tags
Bước 5: Add Tag
Qua bước 6: Configure Security Group
Đặt tag và chọn All TCP
Bước 7: kiểm tra lại thông số và nhấn Launch
Hệ thông hỏi thì nhập key SSH đã tạo ở trên ( của Tài đặt tên là keyhocwp )
Đến đây chọn Launch Instances thôi.
Quay về lại giao diện Instances
#4. Đăng nhập VPS bằng SSH Bitvise
Điền thông số như hình bằng Bitvise
Trong đó:
Host: Copy Public DNS của AWS đã cho tại dòng bên dưới
Port :22
Username: ubuntu
Chưa nhé, bên dưới chọn Client Key Manager màu xanh. Chọn đúng Global đã được tạo ở bước 1 ở trên. Sau đó nhấn Import
Sau khi đăng nhập được, sẽ thấy màn hình đen quen thuộc, lúc này ta nhập domain. Lưu ý quan trọng
- Chọn phiên bản đúng là non-www hoặc www như phiên bản của website đang chạy, không làm sai
- IP phải trỏ về IP4 của Amazon EC2 để tiến hành cài SSL luôn. Phương pháp này có điểm yếu là sẽ gây 1 chút phiền toái cho website bạn vì có thể giao diện trong lúc cài đặt này sẽ bị tạm ngưng trong 15 – 20 phút.
Nhập domain và nó sẽ hỏi bạn cài SSL ko thì cài luôn nhé. Sau khi cài xong, chuyển về quyền root bằng cách dùng lệnh
sudo su
Sau khi cài xong, vào file này và sử dụng lệnh CHMOD -777 để tải file wp-config về, cấu hình cho database.
chmod -R 777 /var/www/html
Nghĩa là bạn cho phép mọi quyền trong Folder này, tuy nhiên, hãy tải file wp-config.php về máy tính của bạn, sau đó mở lên, và copy 3 dòng quan trọng
#5. Backup website cũ lên sử dụng Duplicator
Đầu tiên tải file installer.php và file zip được tạo ra bởi Duplicator lên server, nơi chứa ngang hàng với wp-config.php ( chỗ bạn xem khi nãy )
Sau đó xóa hết tất cả các file , ngoài trừ 2 file đã upload lên bước trên.
Sau đó gõ vào trình duyệt TenMienCuaBan.com/installer.php để bung ra source code cũ và database cũ.
Nhập 3 dòng đã khoanh trong hình bên dưới bằng 3 dòng Tài đã bảo trong file wp-config.php đã tạo ở trên.
Chạy xong, bạn đã có một website với bộ source cũ và server hoàn toàn mạnh mẽ với khả năng uptime hầu như tuyệt đối.
Đừng quên sửa lại chmod 777 thành 755 nhé.
chmod -R 755 /var/www/html
Chúc bạn thành công với Bình cũ, Rượu mới này nhé 😀
titanic.vn .