15 ý tưởng về Pop-up sau đây sẽ thay đổi suy nghĩ của bạn

0
68

Có rất nhiều phương thức truyền thông để doanh nghiệp quảng bá cho doanh nghiệp mình. Thế nhưng quảng cáo Pop-up đang là một xu thế mà các doanh nghiệp thường hay sử dụng để tăng độ phủ của doanh nghiệp tới khách hàng một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, có một sự thật là tuy Pop-up là công cụ tăng chuyển đổi mạnh mẽ nhất, dễ dùng nhất, nhưng cũng bị khách hàng ghét nhất trên website! Vì sao?

Ở bài viết sau đây, Tài sẽ chỉ cho bạn những mẫu Pop-up tuyệt vời, giúp bạn tăng thiện cảm với khách hàng tiềm năng, từ đó, tỉ lệ chuyển đổi cũng sẽ cao hơn.

Nào, cùng bắt đầu nhé!

định nghĩa bật lên

1 – Pop-Up hoạt hình 

Bạn có nhận thấy rằng đôi mắt của bạn sẽ bị thu hút khi trông thấy những hình ảnh animation rực rỡ? Vậy tại sao chúng ta không tích hợp nó vào Pop-up?

Ví dụ dưới đây đến từ Lemonstand, họ đã sử dụng một hình ảnh animation để thu hút các khách hàng tiềm năng để cung cấp Sách điện tử miễn phí. 

Vậy nếu bạn không thể chèn các hình ảnh animation trên các pop-up, làm thế nào để tạo hiệu ứng cho toàn bộ mô-đun? Lúc này, hãy xây dựng một pop-up được kích hoạt bởi một sự kiện cụ thể và bạn sẽ thu hút được ánh nhìn của khách hàng.

1 - Ví dụ bật lên hoạt hình

2 – Pop-up đếm ngược thời gian

Một cú hack tâm lý hàng đầu mà các marketer thường hay sử dụng đó là lợi dụng sự giới hạn thời gian của một mẩu quảng cáo khuyến mãi. Tin Tài đi! Chúng có sức thuyết phục vô cùng lớn.

Nếu bạn đã từng tham gia ưu đãi bị giới hạn bởi một khoảng thời gian nhất định. Chúc mừng! Bạn sắp rơi vào “cái bẫy tâm lý” của các marketer rồi!

Sự giới hạn thời gian ưu đãi này sẽ thu hút khách hàng hơn cả. Bởi khi khách hàng nghĩ rằng “Những gì tôi muốn ngay bây giờ có thể bị vụt mất nếu tôi cứ chần chừ như thế này”, họ có khuynh hướng nhấp chuột vào nó nhiều hơn. Chính vì vậy, sử dụng thủ thuật này trên Pop-up của bạn sẽ tạo ra lượng khách hàng tiềm năng rất hiệu quả

2 - Ví dụ bật lên Đồng hồ đếm ngược

3 – Cửa sổ bật lên có độ tương phản cao 

Có một nguyên tắc thiết kế vô cùng hiệu quả dành cho các doanh nghiệp, đó là sự tương phản màu sắc!

Hãy tưởng tượng khi bạn lướt qua một trang. Mắt bạn sẽ nhìn vào cái gì đầu tiên?

Điều này là do Hiệu ứng cô lập (Isolation effect). Bản chất của hiện tượng này là thế này: một hình ảnh nổi bật có nhiều khả năng được ghi nhớ tốt hơn là những hình ảnh với màu sắc thông thường.

Ngoài ra, Phản ứng thẩm mỹ đối với Kết hợp màu sắc và Sở thích của người tiêu dùng đối với các nghiên cứu Kết hợp màu sắc cũng cho thấy phần lớn người tiêu dùng ưa thích các màu tương phản cao trong các mẫu quảng cáo tiếp thị.

Đây là một ví dụ tuyệt vời về pop-up có độ tương phản cao từ Drip. Việc sử dụng không gian màu trắng, hình dạng đơn giản và màu sắc dạ quang làm cho pop-up này xuất hiện vô cùng nổi bật

3 - Quảng cáo bật lên màu tương phản cao

4 – Pop-up có giá trị

Như những chiến lược tiếp thị khác, điều quan trọng là cung cấp cho khách hàng câu trả lời về những câu hỏi “tại sao” và doanh nghiệp của bạn sẽ mang đến cho họ những giá trị gì.

Nếu pop-up của bạn không hiển thị giá trị thương hiệu, bạn sẽ mất những lượt đăng ký từ khách hàng. Trong trường hợp này, các nhà tiếp thị nên đề xuất những tài liệu hoặc thông tin có giá trị, bắt buộc khách hàng phải thực hiện các bước tiếp theo nếu muốn có được những thông tin có giá trị đó.

Trong ví dụ này, pop-up đánh vào tâm lý “cạn kiệt ý tưởng” của bạn. Và nếu bạn muốn có nhiều ý tưởng hơn cho landing page của mình, bạn bắt buộc phải để lại địa chỉ email thì mới có thể tải lookbook này xuống.

Ví dụ về hộp chì

5 – Pop-up chứa nội dung độc đáo

Bạn muốn pop-up của mình trở nên khách biệt với những mẫu pop-up thông thường? Hãy đưa ra một đề nghị độc đáo mà bạn có thể cấp quyền truy cập cho khách hàng để đổi lấy địa chỉ email của họ.

Như bạn có thể thấy trong ví dụ này, Marketing Land sử dụng pop-up có màu sắc tương phản cao và nhân chứng sống (bằng cách liệt kê tên của hai người thuyết trình). Bằng cách đó, khách truy cập bị lôi cuốn bởi quảng cáo bật lên, thay vì khó chịu bởi nó. Đó chính xác là những gì bạn nên nhắm đến khi tạo 1 pop-up thu hút khách hàng tiềm năng: một đề nghị hấp dẫn phù hợp với khán giả của bạn và thu hút sự chú ý của họ vào đúng thời điểm.  

ví dụ quảng cáo bật lên

6 – Pop-up chứa bằng chứng xã hội (Social Proof)

Khách truy cập bối rối về việc đưa ra quyết định mua hàng có thể sẽ quyết định tìm đến ý kiến người khác. Đó là lý do tại sao các đánh giá sản phẩm trở nên rất hiệu quả.

Mặt khác, đây còn được gọi là hiệu ứng bandwagon. Mọi người cho rằng những người khác có nhiều kiến ​​thức về một lĩnh vực cụ thể, vì vậy họ tìm đến những người đó để có một lời khuyên sau đó đưa ra quyết định.

Trong ví dụ này, Social Media Examiner hiển thị số lượng người đăng ký là 500.000 để tạo bằng chứng xã hội rằng Báo cáo ngành tiếp thị của nó xứng đáng được tải xuống.

6 - Ví dụ bật lên bằng chứng xã hội

7 – Pop-up chứa nút kêu gọi hành động

Mặc dù thiết kế trực quan là chìa khóa trong việc thành công của một pop-up, nhưng nút kêu gọi hành động cũng quan trọng không kém! Nút kêu gọi hành động (CTA) là một công cụ chuyển đổi khá lớn. Nếu pop-up có chứa CTA, mọi người sẽ cảm thấy như họ đang bỏ lỡ thông tin gì đó nếu không click vào, từ đó, tỉ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn

Trong ví dụ này, Shoe Money cung cấp cho độc giả 2 CTA. Các tùy chọn này rất thú vị và khiến khách hàng phải suy nghĩ kỹ về việc nhấp chuột.

7 - Ví dụ bật lên

8 – Pop-Up được cá nhân hóa

Hãy nhìn ví dụ sau của Merriam Webster về “ Word of the Day ”

Merriam Webster cá nhân hóa thương hiệu của mình bằng cách sử dụng các từ như “you” hoặc “you’re” trong pop-up được bật lên. Khi độc giả nhìn thấy những từ này, họ cảm thấy văn bản mang tính cá nhân và nó tạo được sự liên kết giữa họ với thương hiệu.

Ngoài ra, cửa sổ bật lên chứa một hình ảnh đáng yêu của một chú mèo đeo kính sẽ thể hiện tính vui vẻ của thương hiệu và khiến mọi người cảm thấy gần gũi hơn.

8 - Ví dụ về quảng cáo bật lên

9- Pop-up của những người có thẩm quyền

Một kỹ thuật thuyết phục khác được rút ra từ chiều sâu của tâm lý học liên quan đến việc sử dụng ý kiến từ những người có thẩm quyền.

Khi không chắc chắn về việc đưa ra quyết định, mọi người thường tìm đến các số liệu có thẩm quyền để biết thêm thông tin từ đó đưa ra quyết định. Bất kỳ cá nhân hoặc thương hiệu nào có kiến ​​thức chuyên môn đều có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn là những thông tin không rõ nguồn gốc.

Trong ví dụ này, chuyên gia truyền thông xã hội Lewis Howes thể hiện thẩm quyền của mình bằng thêm các logo của các phương tiện truyền thông mà anh ấy được bảo trợ vào pop-up. Điều này giúp anh có thêm niềm tin của khách truy cập và thúc đẩy mọi người cung cấp email.

9 - Ví dụ về quảng cáo Popup

10-  Pop-up chứa thông tin độc nhất

Dưới đây là một ví dụ từ Neil Patel về việc cung cấp cho độc giả quyền truy cập vào một bài kiểm tra sẽ dạy họ cách có được lưu lượng truy cập nhiều hơn và xếp hạng cao hơn trong Google.

Anh ấy cũng cung cấp những thông tin cực kỳ cụ thể: một bài kiểm tra 3 phút, sẽ mang lại thứ hạng cao hơn chỉ trong vòng chưa đầy 30 ngày. Sự rõ ràng này dẫn đến sự tin tưởng của khách hàng và khi khách truy cập cảm thấy tin tưởng, họ sẽ có nhiều khả năng chuyển đổi hơn.

10 - Ví dụ Popup Neil Patel

11- Pop-up tối giản

Pop-up của bạn không cần phải phức tạp để mang lại hiệu quả tối ưu.

Trên thực tế, khách truy cập trang web có xu hướng nhìn lướt qua nội dung web và quyết định nhanh chóng nếu họ muốn dùng thử sản phẩm hay dịch vụ. 

Ví dụ dưới đây từ Optimonk là một hiện thân hoàn hảo của pop-up tối giản.

11 - ví dụ bật lên

12- Pop-up với hình ảnh hấp dẫn

Thêm hình ảnh lôi cuốn giúp mọi người hình dung ra lời đề nghị của bạn thông qua pop-up một cách dễ dàng hơn.

Lấy ví dụ từ Blue Apron, người ta thêm 4 hình ảnh về các bữa ăn hấp dẫn trong pop-up để thu hút khách hàng hơn và làm khách hàng dễ dàng hình dung ra nội dung pop-up của họ.

12 - ví dụ quảng cáo bật lên

13- Pop-up trong suốt  

Thông thường bạn thấy các pop-up bật lên với background rõ ràng. Nhưng trong trường hợp này, The 4-hour workweek đã thiết kế pop-up với nền trong suốt, cho phép hiển thị hình ảnh của chính mình trong nền. Điều này khiến pop-up của bạn trở nên tinh tế hơn.

13 - ví dụ quảng cáo bật lên

14-  Pop-up có chứa voucher giảm giá

Cung cấp voucher giảm giá hoặc ưu đãi giảm giá là một cách tuyệt vời để thu hút khách truy cập vào trang web của bạn và khiến họ có động lực để mua hàng hơn.

Trong ví dụ này, Toms khéo léo đưa ra một voucher giảm giá như một nam châm để lôi kéo khách truy cập đăng ký nhận bản tin tiếp thị của họ (trong đó có thông tin về sản phẩm mới, ưu đãi, đặc biệt,….)

14 - ví dụ quảng cáo bật lên

15- Voucher giảm giá cho khách ghé thăm lần đầu

Trong ví dụ về pop-up này, chúng ta hãy nhìn Baublebar đang nhắm mục tiêu đến những khách hàng lần đầu tiên ghé thăm website và cảm thấy xa lạ với thương hiệu của họ.

Trong trường hợp này, Baublebar dành tặng những khách lần đầu ghé thăm một voucher giảm giá 15% để khách hàng có thể thoải mái hơn trong việc trải nghiệm thử sản phẩm của Baublebar.

15 - ví dụ quảng cáo bật lên

Kết Luận

Trên đây là 15 ý tưởng về các loại pop-up có thể giúp ích cho website của bạn. Quảng cáo Pop-up hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng và nó đang là công cụ truyền tải mạnh mẽ đến khách hàng.

Chỉ cần một thiết kế đẹp, một tiêu đề hay, một nội dung hấp dẫn, thì chắc chắn khả năng khách hàng chú ý tới doanh nghiệp của bạn là rất cao, thậm chí là trở thành khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn.

Bên cạnh đó, Tài cũng đã giúp bạn tổng hợp 8 Plugin Pop-up WordPress tốt nhất 2020, hãy xem ngay để kịp thời cập nhật xu hướng cho website của mình nhé!

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới để Tài có thể thông tin đến bạn nhanh chóng và rõ ràng hơn nhé!

Have a nice day!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here