Chi phí quảng caó bị khống chế, khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam

0
17

Chi phí quảng caó bị khống chế - khó khăn cho doanh nghiệp Việt NamÔng Nguyễn Trần Quang, cố vấn của Công ty cà phê Trung Nguyên, một sản phẩm được xem như đã có “thương hiệu”, rất nhiều lần nêu vấn đề trong các cuộc hội nghị, hội thảo và tiếp tục nêu trong buổi làm việc chiều qua. “Trên thế giới, không có đất nước nào lại có quy định chi phí dành cho quảng cáo chỉ được 10% chi phí hợp lý. Với mức này, doanh nghiệp Việt Nam không thể làm cho người ta biết đến mình, chưa nói đến thương hiệu ” – ông Quang nói. Theo ý của người đại diện cho Trung Nguyên, 10% chi phí hợp lý, là chi phí… bất hợp lý!.

Tại buổi gặp gỡ của UBND TP.HCM với các DN chế biến thực phẩm, da giày, gỗ, giấy và dệt may chiều 25/5, doanh nghiệp đã khẩn thiết đề nghị giải tỏa ách tắc này.Ông Nguyễn Trần Quang, cố vấn của Công ty cà phê Trung Nguyên, một sản phẩm được xem như đã có “thương hiệu”, rất nhiều lần nêu vấn đề trong các cuộc hội nghị, hội thảo và tiếp tục nêu trong buổi làm việc chiều qua. “Trên thế giới, không có đất nước nào lại có quy định chi phí dành cho quảng cáo chỉ được 10% chi phí hợp lý. Với mức này, doanh nghiệp Việt Nam không thể làm cho người ta biết đến mình, chưa nói đến thương hiệu ” – ông Quang nói. Theo ý của người đại diện cho Trung Nguyên, 10% chi phí hợp lý, là chi phí… bất hợp lý!Theo ông Quang, việc khống chế chi phí hiện nay là Nhà nước dựa trên quan điểm kiểm soát, chứ không dựa trên quan điểm khuyến khích phát triển thương hiệu. Mà điều này không cần thiết, vì việc kiểm soát, doanh nghiệp đã phải làm, bởi đồng tiền của chính mình bỏ ra. Khi công tác kiểm soát càng tốt, chi phí tự khắc sẽ càng giảm, không cần phải đưa ra mức không chế.Người đại diện Trung Nguyên này đơn cử, với các nước, những công ty mới thành lập, có thể bỏ chí phí quảng cáo đến 50% tổng doanh thu.

Công nhận ý kiến ông Quang, bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm xúc tiến Thương mại Đầu tư -TP.HCM (ITPC) so sánh: “Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài bỏ ra chi phí quảng cáo hàng chục triệu, làm sao doanh nghiệp Việt Nam có thể đương đầu”? Có doanh nghiệp tâm sự, mong giúp đỡ để làm sao “được ló mặt lên ti-vi”, nhưng theo bà Hạnh, việc “ló mặt” lên ti-vi cũng chẳng cơm cháo gì, bởi chỉ cần lên một lần là hết vốn! Theo một kết quả khảo sát, việc quảng cáo trên ti-vi vào “giờ vàng” tức từ 8 đến 9 giờ tối, nếu dưới 5 lần thì cũng chẳng tạo được ấn tượng gì.

Bà Hạnh cảm thán: “Nhìn DN nước ngoài quảng cáo, mà tôi chạnh lòng cho doanh nghiệp mình. Con đường tiếp thị của doanh nghiệp Việt Nam sao mà quá gian nan!”.

Chi phí quảng caó bị khống chế - khó khăn cho doanh nghiệp Việt NamÔng Phạm Minh Có, Giám đốc công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn (Tribeco) nói: “Chúng tôi không sợ cạnh tranh, chỉ sợ Nhà nước hạn chế không cho cạnh tranh”. Trước năm 2000, Tribeco cũng đã có thương hiệu với nước giải khát, nhưng khi Pepsi, Cocacola vào thì Tribeco đã bị đè bẹp dí.Và từ đó, “anh Có trở thành anh bán sữa đậu nành. Nếu các doanh nghiệp nước ngoài cũng bán sữa đậu nành, tung tiền quảng cáo, thì không biết anh Có sẽ đi bán gì đây?” – ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Giám đốc Công ty cà phê Trung Nguyên, cảm thông với Tribeco một cách hài hước!

Ông Tổng giám đốc Tribeco đồng tình với ông Quang: “Nhà nước hạn chế chi phí quảng cáo, vì sợ doanh nghiệp hoặc trốn thuế, hoặc phung phí. Nhưng điều đó hoàn toàn không thể xảy ra”. Ông Có phân tích: quảng cáo trên đài, báo là phương tiện của Nhà nước, Nhà nước thu thuế. Còn nói là phung phí thì không thể, vì doanh nghiệp hiện nay hầu hết là công ty cổ phần, tiền túi của cá nhân, doanh nghiệp phải tính toán đến hiệu quả.

“Tiền của chúng tôi, chúng tôi xài, sao lại phải đi hỏi Nhà nước, bị Nhà nước cấm? Các anh có biết Cocacola, Pepsi quảng cáo bao nhiêu không? Nhiều lắm, rất nhiều, không biết bao nhiêu chục, trăm triệu USD. Người ta xài “đạn cối”, “rốc-két”, còn ta xài “đạn lép”, làm sao chiến đấu nổi!”. Ông Có nói rồi dẫn chứng, có công ty mới thành lập, lên kế hoạch 12 năm, trong đó lỗ 6 năm đầu, 4 năm sau thu hồi vốn, 2 năm cuối mới bắt đầu có lãi. “Lỗ” là do tập trung cho chi phí quảng cáo, marketting.ông Có, chi phí cho quảng cáo phải được xem là nguồn vốn đầu tư. Đầu tư cho thương hiệu, là đầu tư giá trị vô hình. Mà giá trị vô hình mới là tài sản to lớn, gấp cả chục, cả trăm lần giá trị vật chất hữu hình.

Quan điểm này được người đại diện, Phó Tổng giám đốc Công ty NutiFood nhấn mạnh thêm một lần nữa khi nhắc đến “sự cố” tháng 10/2004, khi có một bài báo đăng với nội dung cho rằng công ty này nhập khẩu nguyên liệu sữa kém phẩm chất. “Chúng tôi đã tụt 50% doanh thu trong 3 tháng liền. Tổng thiệt hại ước tính lên 8 tỷ. Nhưng tổn hại về thương hiệu thì không thể nào tính hết, khi NutiFood có khách hàng là hàng tiệu trẻ em trong cả nước”. Vị Phó Tổng giám đốc này cho biết, sau sự cố đó, doanh nghiệp có đề nghị lên Trung ương hỗ trợ, song cái chính là vẫn phải tự bỏ sức ra cải chính, khắc phục. Điều này là chắc chắn, vì thương hiệu là giá trị vô hình, không có luật pháp hành chính nào có thể tác động mà khôi phục được.
Giày dép Việt Nam xuất khẩu đứng thứ tư thế giới, nhưng ít người biết đến. Ảnh: Đ.V.

Có mặt tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM giải thích, việc đưa ra quy định 10% chi phí hợp lý cho quảng cáo, không phải là để kiểm soát doanh nghiệp, mà là để hạn chế việc quảng cáo của doanh nghiệp nước ngoài, vì sợ doanh nghiệp Việt Nam không theo nổi. Nhưng trên thực tế, điều này đã không thể thực hiện, vì các công ty mẹ ở nước ngoài vẫn có thể bơm tiền quảng cáo không hạn chế.

Có mặt tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Bùi Xuân Khu đề nghị: TP.HCM nên giao cho Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố (ITPC) tìm giải pháp xây dựng thương hiệu, mà cụ thể là tháo gỡ vấn đề khống chế chi phí quảng cáo. “Chúng tôi sẽ cùng doanh nghiệp đi gõ cửa” – Thứ trưởng nói.

Riêng TP.HCM, trong thời gian tìm tòi giải pháp và chờ đợi cơ chế của Trung ương, thì trước mắt sẽ tìm cách hỗ trợ cho doanh nghiệp. Đó là quan điểm của ông Lê Thanh Hải, Chủ tịch UBND thành phố. Ông Hải đồng ý với đề xuất của ITPC, là sẽ tổ chức cuộc gặp gỡ giữa doanh nghiệp và báo chí, bàn về công tác đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu Việt. Riêng đề xuất trước mắt, ông Nguyễn Trần Quang đề nghị, thành phố nên có một Hội đồng tư vấn về chiến lược xây dựng thương hiệu để hỗ trợ doanh nghiệp.

Trong giai đoạn đất nước bước vào hội nhập và cạnh tranh khốc liệt, nhưng quy định còn mang tính áp đặt làm hạn chế sự vận hành tự nhiên theo quy luật kinh tế, là chúng ta tự hạn chế sức cạnh tranh của mình, hay nói như bà Vũ Kim Hạnh, là ta tự “tay mặt đánh tay trái”. Trong một lần trò chuyện, Giám đốc công ty cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ tâm sự với phóng viên TS: “Chúng ta còn yếu lắm, phải làm rất nhiều”!

theo Việt báo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here